Những người thể trạng yếu rất dễ bị sốc nhiệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột
Bắc Bộ, vùng núi băng giá phủ trắng
Tay tê lạnh - dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường
Giảm cân và giữ ấm mùa đông với 500 đồng!
Cận cảnh tuyết rơi trắng xóa Sapa
Sốc nhiệt – nguy hiểm đến tính mạng
Sốc nhiệt được dùng để mô tả trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, như từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh, hoặc từ nóng tới nóng đột ngột, từ lạnh tới lạnh đột ngột… và đây là trạng trái cực kỳ nguy hiểm có khả năng dẫn tới tử vong. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thắng - Đại học Y Hà Nội: "Dấu hiệu và triệu chứng sốc nhiệt thường gặp bao gồm nhịp tim nhanh, thở nhanh, huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, lú lẫn hoặc bất tỉnh, cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, đau đầu, buồn nôn, ngất xỉu...".
Cũng theo bác sỹ Thắng, thân nhiệt của chúng ta được vùng dưới đồi trong não bộ điều hòa. Hệ thần kinh luôn chuyển tới vùng này tình trạng nóng lạnh ở các vùng khác nhau của cơ thể. Qua đó, các cơ quan sẽ kích thích các phản ứng để tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể.
Những người có sức đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển lạnh
Khi nhiệt độ xuống thấp, máu bị ảnh hưởng và khi đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, cơ thể xảy ra phản ứng tạo ra nhiệt, làm thân nhiệt tăng lên. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không thể thích ứng kịp và gây nên tình trạng sốc nhiệt. Nếu nhẹ thì có thể khiến cơ thể biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, nói lắp, đau đầu, chóng mặt. Trong trường hợp nặng, có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê và có khi dẫn đến tử vong.
Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Đặc biệt đối tượng trẻ nhỏ, người cao tuổi thường là những người bị bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận hoặc những người dùng các loại thuốc khiến cơ thể dễ bị mất nước nguy cơ sốc nhiệt là rất lớn.
Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết lạnh đột ngột
Giữ ấm cơ thể: Vào những ngày lạnh rét, bạn cần mặc ấm với quần áo chống gió, cài chặt khuy áo, dây khóa, đừng quên đeo găng tay, quàng khăn, đội mũ, bịt tai và vào ngay phòng kín khi bắt đầu cảm thấy lạnh. Nếu bạn chuẩn bị đi ra ngoài, đừng bỏ qua hiện tượng run rẩy của cơ thể. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể mất nhiệt và là tín hiệu báo bạn cần nhanh chóng trở về nhà.
Tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh khi đi từ trong nhà ra bên ngoài và tuyệt đối không nên lao ngay ra ngoài khi thời tiết trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhau quá nhiều bởi điều này cũng rất dễ gây ra sốc nhiệt.
Chế độ ăn uống hợp lý: Để chống lại bệnh tật, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn và uống các đồ lạnh. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng. Bạn cũng nên ăn thêm các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, quế... vì các loại gia vị này giúp giữ ấm rất tốt, giải cảm, kích thích tiêu hóa.
Tránh uống nước lạnh, đồ có cồn: Tăng cường uống nước ấm, trà gừng, trà thảo mộc, nước trái cây trong những ngày mùa Đông lạnh giá. Hãy nhớ, nước lạnh, đồ uống có cồn làm cơ thể mất nhiệt nhanh hơn. Trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy, nên uống sữa ấm hoặc mật ong để tốt cho đường hô hấp và giữ thân nhiệt.
Tăng cường hoạt động: Để giữ ấm cơ thể, chống lạnh rét mùa Đông, bạn cần tăng cường hoạt động, lao động chân tay để cơ thể sản sinh nhiều nhiệt. Cần xoa xát da để làm giãn mạch máu đưa nhiều chất dinh dưỡng đến nuôi da. Buổi tối, hãy ngâm chân vào nước muối ấm thêm chút gừng để điều hòa khí huyết, giữ ấm cơ thể.
Không tắm khuya: Tuyệt đối không tắm khuya, lâu, hoặc tắm nơi không kín gió. Sử dụng nước ấm để vệ sinh thân thể. Trẻ em chỉ cần lau người, rửa chân tay mặt mũi sạch bằng nước ấm trong phòng kín gió, có thiết bị sưởi và ủ ấm ngay để không bị nhiễm lạnh.
Bình luận của bạn